Sự chuẩn xác lịch sử Thủy hử

Khởi nguồn của Thủy hử truyện là các truyện kể, huyền tích dân gian về cuộc đời và hành vi của các thủ lĩnh Lương Sơn Bạc, thêm vào đó, cũng tồn tại nhiều văn bản truyện Thủy hử khác nhau nên có thể nói, tính xác thực về mặt lịch sử của tiểu thuyết này là không cao. Một trong những ví dụ rõ ràng nhất là trên thực tế, Phương Lạp chưa từng bị tiêu diệt bởi quân lực của Lương Sơn. Phương Lạp đã thực sự xưng đế và bị tiêu diệt bởi những đội quân khác của triều đình nhà Tống chứ không phải quân Lương Sơn Bạc.

Bên cạnh những nhân vật hư cấu, một số nhân vật có thật trong lịch sử đã bị lắp ghép, thêm thắt, thậm chí làm sai lệch khiến cả gia tộc bị hàm oan như Võ Đại Lang, Phan Kim Liên. Trong lịch sử Trung Hoa, ở vùng huyện Thanh Hà, Hình Đài đúng là có các nhân vật Võ Đại Lang, Phan Kim Liên… nhưng họ sống vào đời Minh chứ không phải đời Tống và cuộc đời hoàn toàn khác xa những gì mà truyện viết.[12]

Trong một nhận định khác về sự chân xác của Thủy hử truyện, Lỗ Tấn viết:

"... Nguyên bản Thủy hử truyện này không còn, bộ Thủy hử lưu hành hiện nay có hai loại, một loại 70 hồi, một loại trên 70 hồi. Loại trên 70 hồi cũng bắt đầu từ chuyện Hồng thái uý lạc bước vào điện ma vương rồi sau đó 108 người tụ về Lương Sơn Bạc, đánh người cướp của, cuối cùng nhận lệnh chiêu an, được phái đi đánh dẹp giặc Liêu, bình định Điền Hổ, Vương Khánh, bắt được Phương Lạp (lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa nông dân cùng thời) lập công lớn. Cuối cùng triều đình nghi kỵ, bắt Tống Giang uống thuốc độc mà chết, rồi hóa thành thần. Còn chuyện chiêu an thì vốn là cách nghĩ của người cuối Tống đầu Nguyên, bởi vì lúc này xã hội loạn lạc, quân lính áp chế nhân dân, những người dân hòa bình thì nhẫn nhục chịu đựng, những người không hoa bình thì ly khai làm giặc. Kẻ làm giặc một mắt chống cự với quân lính, quân lính không thắng nổi họ, mặt khác cướp bóc nhân dân, tất nhiên nhân dân thường xuyên bị họ nhũng nhiễu. Nhưng một khi giặc ngoại xâm đến, quân lính không chống cự nổi, nhân dân vốn căm ghét ngoại tộc xâm lược, liền nghĩ đến chuyện dùng bọn giặc cướp đã chiến thắng quân lính để chống xâm lược, bởi vậy giặc cướp lúc này lại trở thành kẻ hành đao. Còn như chuyện Tống Giang uống thuốc độc tự sát thì lại do người đầu Minh thêm vào. Minh Thái Tổ, sau khi nhất thống thiên hạ đã sinh lòng nghi kỵ các công thần, ra tay chém giết, những kẻ giữ được trọn vẹn không nhiều. Để tỏ lòng đồng tình với những công thần bị sát hại, nhân dân đã thêm vào chuyện Tống Giang uống thuốc độc tự sát rồi hóa thành thần. Đó âu cũng là chỗ khiếm khuyết có thực, một ví dụ thường thấy về cách quyết "đoàn viên" của tiểu thuyết".

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thủy hử http://www.britannica.com/EBchecked/topic/15875 http://www.luongsonbac.com/ttc/index.php?do=noidun... http://ctext.org/library.pl?if=gb&res=4608&remap=g... http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/T... http://evan.com.vn/News/doi-song-van-nghe/2007/06/... http://www.nguoiduatin.vn/ba-doi-bi-cam-vi-thuy-hu... http://petrotimes.vn/vi-sao-thi-nai-am-viet-hau-th... https://book.douban.com/subject/1854151/ https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Water_...